Chọn màu sắc hợp phong thủy cho người tuổi Nhâm Dần theo đúng nguyên lý âm dương ngũ hành để mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng,...
- Chọn màu sắc hợp phong thủy cho người tuổi Mậu Dần
- Chọn màu sắc hợp phong thủy cho người tuổi Ất Mão
- Chọn màu sắc hợp phong thủy cho người tuổi Đinh Mão
Việc lựa chọn màu sắc hợp phong thủy có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ, cân bằng điều tiết hài hòa giữa các yếu tố âm - dương của con người. Khi lựa chọn được màu sắc phù hợp với tính cách cũng như sở thích của bản thân nghĩa là đã phù hợp với triết lý ngũ hành trong phong thủy. Chính vì vậy, nếu nắm bắt được cách thức phối màu cũng như chọn màu sắc sao cho phù hợp với bản mệnh sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái và tuyệt vời; không chỉ tự tin thể hiện phong cách bản thân, màu sắc hài hòa sẽ giúp bạn may mắn và đạt hiệu quả cao trong công việc.
Không chỉ có vậy, màu sắc còn được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế từ tác động của môi trường đến ngôi nhà của bạn, đặc biệt là trong việc bài trí nội thất. Trong bài viết này, xin chia sẻ đến quý vị cách Chọn màu sắc hợp phong thủy cho người tuổi Nhâm Dần, hãy xem dưới đây:
Màu sắc hợp tuổi Nhâm Dần theo phong thủy
- Năm sinh dương lịch: 1962, 2022 và 2082
- Năm sinh âm lịch: Nhâm Dần
- Mệnh Kim
Màu sắc hợp phong thủy tuổi Nhâm Dần: Hãy chọn cho mình những bộ đồ hoặc phụ kiện có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì màu vàng (Thổ), mà Thổ sinh Kim nên rất tốt cho người tuổi Nhâm dần. còn màu trắng là màu tượng trưng cho bản mệnh nên cũng tốt cho người tuổi Nhâm dần.
Người tuổi Nhâm Dần hợp với vàng, trắng
Màu sắc không hợp phong thủy tuổi Nhâm Dần: Nếu bạn sinh năm Nhâm dần, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim, không tốt cho người tuổi Nhâm dần.
Tuổi Nhâm Dần nên tránh sử dụng hồng, đỏ
Ngũ hành tương sinh
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa,...
Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
- Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.
- Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt)
Ngũ hành tương khắc
Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa. Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được,...
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
- Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)
- Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
Ngũ hành phản sinh
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Do đó, trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người. Chính vì vậy, cần phải biết lựa chọn màu sắc hợp tuổi, hợp mệnh với mình để có những tính toán hợp lý nhất trong công việc làm ăn, xây nhà, thiết kế nội thất,...